CHÍNH PHỦ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Trang chủVăn bản pháp luậtLuật doanh nghiệp
Nghị định 81/2015/NĐ-CP công bố thông tin doanh nghiệp nhà nước
Nghị định này quy định về nội dung, trình tự, thủ tục, trách nhiệm công bố thông tin của doanh nghiệp nhà nước...
------- Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
Số: 81/2015/NĐ-CP Hà Nội, ngày 18 tháng 09 năm 2015
NGHỊ ĐỊNH
VỀ CÔNG BỐ THÔNG TIN CỦA DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Kế toán ngày 17 tháng 6 năm 2003;
Căn cứ Luật Thống kê ngày 17 tháng 6 năm 2003;
Căn cứ Luật Doanh nghiệp ngày 26 tháng 11 năm 2014;
Căn cứ Luật Đầu tư ngày 26 tháng 11 năm 2014;
Căn cứ Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp ngày 26 tháng 11 năm 2014;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư,
Chính phủ ban hành Nghị định về công bố thông tin của doanh nghiệp nhà nước.
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh
Nghị định này quy định về nội dung, trình tự, thủ tục, trách nhiệm công bố thông tin của doanh nghiệp nhà nước.
Điều 2. Đối tượng áp dụng
1. Cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước.
2. Doanh nghiệp nhà nước.
3. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc công bố thông tin của doanh nghiệp nhà nước.
4. Các doanh nghiệp nhà nước trực tiếp phục vụ quốc phòng, an ninh và doanh nghiệp nhà nước kết hợp kinh tế với quốc phòng, an ninh thực hiện công bố thông tin theo quy định của Chính phủ về tổ chức quản lý và hoạt động của doanh nghiệp quốc phòng, an ninh.
5. Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, xổ số, chứng khoán thực hiện công bố thông tin theo quy định của pháp luật chuyên ngành và quy định tại Nghị định này.
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. “Doanh nghiệp nhà nước” là doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ (sau đây gọi tắt là doanh nghiệp), bao gồm:
a) Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ là công ty mẹ của tập đoàn kinh tế nhà nước, tổng công ty nhà nước, nhóm công ty mẹ - công ty con;
b) Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên độc lập do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
2. “Ngày làm việc” là các ngày làm việc trong tuần theo quy định thời gian hành chính, trừ ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của Bộ luật Lao động.
3. “Trường hợp bất khả kháng” là trường hợp doanh nghiệp nhà nước không thể kiểm soát được việc xảy ra các sự kiện này hoặc không thể thiết lập các biện pháp hợp lý nhằm ngăn chặn để không cho nó xảy ra hoặc hạn chế thiệt hại khi nó xảy ra.
Điều 4. Yêu cầu thực hiện công bố thông tin
1. Việc công bố thông tin của các doanh nghiệp nhà nước nhằm bảo đảm yêu cầu công khai, minh bạch về hoạt động của doanh nghiệp, bảo đảm tính hiệu quả, hiệu lực trong hoạt động quản lý và giám sát của cơ quan nhà nước và của xã hội đối với doanh nghiệp nhà nước.
2. Việc công bố thông tin phải đầy đủ, chính xác và kịp thời theo quy định của pháp luật. Việc công bố thông tin do người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền công bố thông tin thực hiện. Doanh nghiệp, trực tiếp là người đại diện theo pháp luật hoặc người được ủy quyền, chịu trách nhiệm về tính đầy đủ, kịp thời, trung thực và chính xác của thông tin được công bố.
3. Trường hợp doanh nghiệp có nhiều hơn một (01) người đại diện theo pháp luật, doanh nghiệp thực hiện thông báo với cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước và Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đồng thời công khai trên cổng hoặc trang thông tin điện tử của doanh nghiệp về người đại diện theo pháp luật thực hiện công bố thông tin theo Phụ lục I kèm theo Nghị định này.
4. Trường hợp doanh nghiệp thực hiện công bố thông tin thông qua người được ủy quyền công bố thông tin, doanh nghiệp phải gửi thông báo ủy quyền thực hiện công bố thông tin tới cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước và Bộ Kế hoạch và Đầu tư theo Phụ lục II kèm theo Nghị định này. Người được ủy quyền công bố thông tin phải là người có thẩm quyền ký, đóng dấu theo quy định nội bộ của doanh nghiệp.
5. Trường hợp các thông tin được công bố có sự sai lệch, chưa chính xác, làm ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp, người đại diện theo pháp luật hoặc người được ủy quyền công bố thông tin phải xác nhận và điều chỉnh thông tin thay đổi hoặc đính chính thông tin đó trong thời hạn hai mươi bốn (24) giờ kể từ khi nhận được thông tin đó hoặc theo yêu cầu của cơ quan quản lý. Trường hợp có sự thay đổi nội dung thông tin đã công bố, doanh nghiệp phải có văn bản báo cáo giải trình với cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước.
Điều 5. Phương tiện và hình thức công bố thông tin
1. Hình thức công bố thông tin gồm: Văn bản và dữ liệu điện tử.
2. Ngày nộp các nội dung công bố thông tin là ngày văn bản đến cơ quan có thẩm quyền, ngày gửi fax, gửi email, ngày công bố trên cổng hoặc trang thông tin điện tử của doanh nghiệp. Ngày công khai thông tin là ngày thông tin xuất hiện trên các phương tiện công bố thông tin.
3. Việc công bố thông tin phải được thực hiện đồng thời qua các phương tiện công bố thông tin sau:
a) Đối với doanh nghiệp, phương tiện công bố thông tin gồm: Báo cáo bằng văn bản, cổng hoặc trang thông tin điện tử, ấn phẩm và các phương tiện thông tin đại chúng khác theo quy định của pháp luật;
b) Đối với cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước, phương tiện công bố thông tin gồm: Hệ thống tiếp nhận thông tin, cổng hoặc trang thông tin điện tử, ấn phẩm và các phương tiện thông tin đại chúng khác theo quy định của pháp luật;
c) Đối với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, phương tiện công bố thông tin gồm: Hệ thống tiếp nhận thông tin, Cổng thông tin doanh nghiệp của Bộ (http://www.business.gov.vn), ấn phẩm và các phương tiện thông tin đại chúng khác theo quy định của pháp luật.
4. Việc công bố thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng khác do cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước quy định.
5. Các báo cáo và ấn phẩm khác của doanh nghiệp, Ban kiểm soát, Kiểm soát viên, cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước của doanh nghiệp thực hiện theo quy định của cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước.
Điều 6. Ngôn ngữ công bố thông tin
Ngôn ngữ thực hiện công bố thông tin của doanh nghiệp là tiếng Việt. Trường hợp quy định công bố thông tin bổ sung bằng ngôn ngữ khác, ngôn ngữ thực hiện công bố thông tin bao gồm tiếng Việt và ngôn ngữ khác theo quy định.
Điều 7. Tạm hoãn công bố thông tin
1. Trường hợp việc công bố thông tin không thể thực hiện đúng thời hạn vì những lý do bất khả kháng, doanh nghiệp phải báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước và phải thực hiện công bố thông tin ngay sau khi sự kiện bất khả kháng được khắc phục.
2. Việc tạm hoãn công bố thông tin phải được công bố trên phương tiện công bố thông tin của doanh nghiệp (Cổng hoặc trang thông tin điện tử, ấn phẩm khác), đồng thời doanh nghiệp phải báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước lý do của việc tạm hoãn công bố thông tin. Doanh nghiệp phải gửi thông báo đề nghị tạm hoãn công bố thông tin cho cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước chậm nhất là năm (05) ngày làm việc sau khi sự kiện bất khả kháng phát sinh.
3. Cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước phải rà soát, đánh giá, chấp nhận việc tạm hoãn công bố thông tin trong thời hạn năm (05) ngày làm việc kể từ thời điểm nhận được đề nghị tạm hoãn công bố thông tin của doanh nghiệp và thông báo cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư để theo dõi, giám sát chung.
Điều 8. Điều chỉnh nội dung công bố thông tin
Trong trường hợp cần điều chỉnh các nội dung công bố thông tin, doanh nghiệp có trách nhiệm sửa đổi, cập nhật thông tin trên cổng hoặc trang thông tin điện tử của doanh nghiệp trong vòng năm (05) ngày làm việc sau khi các nội dung thông tin điều chỉnh được phê duyệt. Doanh nghiệp có trách nhiệm gửi các nội dung điều chỉnh công bố thông tin cho cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước và Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong vòng năm (05) ngày làm việc sau khi các nội dung điều chỉnh được phê duyệt để thực hiện đăng tải thông tin theo quy định tại Điều 10 của Nghị định này.
Điều 9. Bảo quản, lưu giữ thông tin
Thông tin công bố phải được duy trì trên cổng hoặc trang thông tin điện tử của doanh nghiệp tối thiểu là năm (05) năm. Doanh nghiệp công bố thông tin thực hiện việc bảo quản, lưu giữ thông tin đã báo cáo, công bố theo quy định của pháp luật.
Chương II
CÔNG BỐ THÔNG TIN ĐỊNH KỲ CỦA DOANH NGHIỆP
Điều 10. Các thông tin phải công bố định kỳ
1. Doanh nghiệp phải định kỳ công bố các thông tin sau đây:
a) Chiến lược phát triển của doanh nghiệp;
b) Kế hoạch sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển năm (05) năm của doanh nghiệp;
c) Kế hoạch sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển hàng năm của doanh nghiệp;
d) Báo cáo đánh giá về kết quả thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm và ba (03) năm gần nhất tính đến năm báo cáo;
đ) Báo cáo kết quả thực hiện các nhiệm vụ công ích và trách nhiệm xã hội khác (nếu có);
e) Báo cáo tình hình thực hiện sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp hàng năm;
g) Báo cáo thực trạng quản trị và cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp;
h) Báo cáo tài chính sáu (06) tháng và báo cáo tài chính năm của doanh nghiệp;
i) Báo cáo chế độ tiền lương, tiền thưởng của doanh nghiệp.
2. Đối với các chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh, đầu tư có nội dung quan trọng, liên quan hoặc ảnh hưởng đến bí mật và an ninh quốc gia, bí mật kinh doanh, doanh nghiệp báo cáo cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước quyết định việc công bố nhằm tránh việc lạm dụng các quy định về nội dung bí mật làm hạn chế tính công khai, minh bạch về kế hoạch sản xuất kinh doanh, đầu tư của doanh nghiệp.
3. Cơ quan đại diện chủ sở hữu nhà nước, Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty có trách nhiệm phê duyệt các nội dung công bố thông tin của doanh nghiệp nhà nước theo thẩm quyền; bảo đảm tính công khai, minh bạch và kịp thời của các thông tin được công bố.
.....
Tải chi tiết văn bản tại đây.
Nơi nhận: TM. CHÍNH PHỦ
- Ban Bí thư Trung ương Đảng; THỦ TƯỚNG
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TW;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước; Nguyễn Tấn Dũng
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- Ban Chỉ đạo Đổi mới và Phát triển doanh nghiệp;
- Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam;
- Liên minh các HTX Việt Nam;
- Các tập đoàn kinh tế và tổng công ty nhà nước;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: VT, ĐMDN (3b).