CHÍNH PHỦ |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 88/2010/NĐ-CP |
Hà Nội, ngày 16 tháng 08 năm 2010 |
QUY ĐỊNH CHI TIẾT, HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ VÀ LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT SỞ HỮU TRÍ TUỆ VỀ QUYỀN ĐỐI VỚI GIỐNG CÂY TRỒNG
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Sở hữu trí tuệ ngày 29 tháng 11 năm 2005; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ ngày 19 tháng 6 năm 2009;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,
NGHỊ ĐỊNH:
Nghị định này quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về quyền đối với giống cây trồng, bao gồm: trách nhiệm quản lý nhà nước về quyền đối với giống cây trồng; trình tự thủ tục xác lập quyền đối với giống cây trồng; quyền và nghĩa vụ của chủ bằng bảo hộ và tác giả giống cây trồng; chuyển giao, chuyển nhượng quyền đối với giống cây trồng được bảo hộ; đại diện quyền đối với giống cây trồng.
Nghị định này áp dụng đối với:
1. Tổ chức, cá nhân Việt Nam;
2. Tổ chức, cá nhân nước ngoài là các đối tượng được quy định tại khoản 18 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ.
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Chủ đơn là tổ chức, cá nhân có quyền nộp đơn đăng ký bảo hộ quyền đối với giống cây trồng theo quy định tại khoản 2 Điều 164 của Luật Sở hữu trí tuệ.
2. Người nộp đơn là chủ đơn hoặc người đại diện hợp pháp của chủ đơn;
3. Chủ bằng bảo hộ giống cây trồng là tổ chức, cá nhân được cấp bằng bảo hộ quyền đối với giống cây trồng;
4. Tác giả giống cây trồng là người trực tiếp chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển giống cây trồng mới; trường hợp có hai người trở lên cùng nhau trực tiếp chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển giống cây trồng mới thì họ là đồng tác giả;
5. Cơ quan bảo hộ giống cây trồng là Văn phòng Bảo hộ giống cây trồng đặt tại Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
6. Nước có ký với Việt Nam thỏa thuận về bảo hộ quyền đối với giống cây trồng là quốc gia thành viên của Công ước quốc tế về bảo hộ giống cây trồng mới (UPOV) hoặc quốc gia có ký thỏa thuận song phương với Việt Nam về bảo hộ quyền đối với giống cây trồng;
7. Phát hiện và phát triển giống cây trồng mới:
a) Phát hiện giống cây trồng mới là hoạt động chọn lọc biến dị tự nhiên;
b) Phát triển giống cây trồng mới là quá trình nhân và đánh giá biến dị tự nhiên đó;
8. Bản mô tả chi tiết của giống cây trồng (gọi là Bản mô tả giống) là tài liệu thể hiện các tính trạng của giống cây trồng theo quy phạm khảo nghiệm tính khác biệt, tính đồng nhất, tính ổn định và được xác nhận của cơ quan bảo hộ giống cây trồng. Bản mô tả giống được coi là đã công bố khi phát hành tới công chúng dưới các hình thức như: báo cáo khoa học, bản tin, báo, tạp chí hoặc các ấn phẩm khác.
Điều 4. Trách nhiệm của các Bộ, cơ quan ngang Bộ về bảo hộ quyền đối với giống cây trồng
1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện quản lý nhà nước về bảo hộ quyền đối với giống cây trồng trên phạm vi cả nước, có trách nhiệm:
a) Trình cấp có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về bảo hộ quyền đối với giống cây trồng;
b) Cấp mới, cấp lại, thu hồi, đình chỉ, hủy bỏ văn bằng bảo hộ giống cây trồng;
c) Ban hành danh mục loài cây trồng được bảo hộ; quy phạm khảo nghiệm kỹ thuật giống cây trồng;
d) Quy định tổ chức, chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan bảo hộ giống cây trồng; chỉ định và quản lý hoạt động của tổ chức, cá nhân khảo nghiệm kỹ thuật;
đ) Tổ chức tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật về bảo hộ quyền đối với giống cây trồng;
e) Kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm hành chính trong việc thực hiện bảo hộ quyền đối với giống cây trồng;
g) Hợp tác quốc tế về bảo hộ quyền đối với giống cây trồng;
h) Quản lý hoạt động đại diện quyền đối với giống cây trồng; ghi nhận, xóa tên tổ chức dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng; cấp, thu hồi Chứng chỉ hành nghề dịch vụ đại diện quyền đối với giống cây trồng;
i) Tổ chức hoạt động thông tin, thống kê về bảo hộ quyền đối với giống cây trồng;
k) Ban hành các biểu mẫu về bảo hộ quyền đối với giống cây trồng;
3. Bộ Khoa học và Công nghệ và các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn được giao có trách nhiệm phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trong quản lý nhà nước về bảo hộ quyền đối với giống cây trồng.
1. Tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về bảo hộ quyền đối với giống cây trồng
2. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về bảo hộ quyền đối với giống cây trồng.
3. Kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm hành chính trong việc thực hiện bảo hộ quyền đối với giống cây trồng.
4. Chỉ đạo Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh thi hành các biện pháp quản lý nhà nước về bảo hộ quyền đối với giống cây trồng tại địa phương.
TRÌNH TỰ THỦ TỤC XÁC LẬP QUYỀN ĐỐI VỚI GIỐNG CÂY TRỒNG
1. Giống cây trồng được chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển toàn bộ bằng ngân sách nhà nước thì tổ chức trực tiếp chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển giống cây trồng đó được Nhà nước giao quyền chủ sở hữu; là chủ đơn đăng ký bảo hộ quyền đối với giống cây trồng và được thực hiện quyền của chủ bằng bảo hộ quy định tại Điều 186 Luật Sở hữu trí tuệ.
2. Giống cây trồng được chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển bằng nhiều nguồn vốn, trong đó có một phần từ ngân sách nhà nước thì tổ chức được Nhà nước giao sử dụng vốn trực tiếp tham gia chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển giống cây trồng đó được giao quyền chủ sở hữu đối với phần vốn nhà nước và thực hiện quyền nộp đơn đăng ký bảo hộ tương ứng với tỷ lệ góp vốn của Nhà nước.
Điều 7. Trách nhiệm của chủ đơn và đại diện của chủ đơn
1. Người nộp đơn có trách nhiệm bảo đảm sự trung thực của các thông tin, tài liệu cung cấp cho cơ quan bảo hộ giống cây trồng trong quá trình đăng ký bảo hộ quyền đối với giống cây trồng:
a) Mọi tài liệu giao dịch phải được chủ đơn tự xác nhận bằng chữ ký của mình hoặc của đại diện, được đóng dấu xác nhận của tổ chức (nếu có);
b) Mọi bản dịch ra tiếng Việt của các tài liệu tiếng nước ngoài phải bảo đảm là dịch nguyên văn từ bản gốc;
2. Chủ đơn phải chịu trách nhiệm về mọi hậu quả và nghĩa vụ phát sinh do đại diện của chủ đơn thực hiện trong giao dịch với cơ quan bảo hộ giống cây trồng.
3. Đại diện của chủ đơn phải chịu trách nhiệm trước chủ đơn về mọi hậu quả do việc khai báo, cung cấp thông tin không trung thực gây ra trong giao dịch với cơ quan bảo hộ giống cây trồng, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường.
Điều 8. Đơn đăng ký bảo hộ quyền đối với giống cây trồng
1. Đơn đăng ký bảo hộ quyền đối với giống cây trồng theo quy định tại Điều 174 của Luật Sở hữu trí tuệ được lập thành 02 bộ, nộp tại cơ quan bảo hộ giống cây trồng.
2. Đơn của tổ chức, cá nhân thuộc các nước có ký kết với Việt Nam thỏa thuận về bảo hộ quyền đối với giống cây trồng tại khoản 18 Điều 1 của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ nhưng không có địa chỉ nơi ở hoặc cơ sở sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam, ngoài các tài liệu quy định tại khoản 1, 2 và 3 Điều 174 của Luật Sở hữu trí tuệ phải có giấy tờ cần thiết đủ căn cứ xác nhận quốc tịch hoặc trụ sở.
3. Trường hợp đơn của tổ chức, cá nhân không thuộc nước có ký với Việt Nam thỏa thuận về bảo hộ quyền đối với giống cây trồng cần có tài liệu chứng minh có địa chỉ nơi ở hoặc trụ sở đăng ký hợp pháp tại một nước có ký kết với Việt Nam thỏa thuận về bảo hộ quyền đối với giống cây trồng.
Điều 9. Thủ tục nộp đơn đề nghị hưởng quyền ưu tiên
Đối với đơn có đủ điều kiện yêu cầu hưởng quyền ưu tiên theo quy định tại khoản 1 Điều 167 của Luật Sở hữu trí tuệ, để được hưởng quyền ưu tiên, người nộp đơn phải thực hiện các thủ tục sau:
1. Đăng ký yêu cầu hưởng quyền ưu tiên trong tờ khai đăng ký bảo hộ theo mẫu quy định;
2. Nộp lệ phí xét hưởng quyền ưu tiên theo quy định;
3. Trong vòng chín mươi (90) ngày, kể từ ngày nộp đơn đăng ký bảo hộ, người nộp đơn phải cung cấp các tài liệu sau:
a) Bản sao đơn hoặc các đơn đầu tiên có xác nhận của cơ quan đã nhận đơn đăng ký bảo hộ trước đó;
b) Bằng chứng xác nhận giống cây trồng đăng ký ở hai đơn là một giống: bản mô tả giống, ảnh chụp, các tài liệu liên quan khác (nếu có).
c) Bản sao hợp lệ giấy chuyển giao, thừa kế, kế thừa quyền ưu tiên, nếu quyền đó được thụ hưởng từ người khác.
Điều 10. Nhận đơn đăng ký bảo hộ
1. Cơ quan bảo hộ giống cây trồng nhận đơn theo một trong các hình thức sau:
a) Nhận trực tiếp từ người nộp đơn;
b) Nhận đơn qua bưu điện. Trường hợp đơn được gửi qua bưu điện, ngày nộp đơn được xác định là ngày gửi đơn theo dấu bưu điện.
c) Nhận đơn qua mạng công nghệ thông tin.
2. Khi nhận đơn, cơ quan bảo hộ giống cây trồng phải đóng dấu xác nhận ngày nộp đơn; ghi số đơn, vào sổ đăng ký tiếp nhận đơn; gửi 01 bộ cho người nộp đơn.
Điều 11. Thẩm định hình thức đơn
1. Thẩm định hình thức đơn gồm các nội dung sau:
a) Kiểm tra tính đầy đủ, tính hợp lệ của đơn;
b) Kiểm tra các tài liệu kèm theo đơn theo quy định tại Điều 174 của Luật Sở hữu trí tuệ và các Điều 6, 7, 8, 9 của Nghị định này.
2. Đơn không hợp lệ về hình thức là đơn không đáp ứng một trong các yêu cầu sau:
a) Đối với đơn không yêu cầu hưởng quyền ưu tiên: thiếu một trong các tài liệu quy định tại khoản 1 Điều 174 của Luật Sở hữu trí tuệ. Đối với đơn có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên: thiếu một trong các tài liệu quy định tại khoản 1 Điều 174 của Luật Sở hữu trí tuệ hoặc thiếu một trong các thủ tục quy định tại Điều 9 của Nghị định này;
b) Các tài liệu trong đơn không theo mẫu quy định hoặc thiếu các thông tin trong mẫu đăng ký;
c) Các tài liệu quy định tại khoản 2 Điều 174 Luật Sở hữu trí tuệ không được dịch sang tiếng Việt;
d) Các tài liệu trong đơn bị tẩy xóa, rách nát hoặc mờ không đọc được;
đ) Bản sao hợp lệ các tài liệu có liên quan;
e) Đơn do người không có quyền nộp đơn nộp; trường hợp quyền đăng ký thuộc nhiều tổ chức, cá nhân thì phải có sự đồng ý của tất cả các tổ chức, cá nhân đó.
3. Xử lý đơn không hợp lệ:
a) Những đơn thuộc điểm b, khoản 2, Điều 176 Luật Sở hữu trí tuệ và điểm e khoản 1 Điều này, cơ quan bảo hộ giống cây trồng từ chối đơn đăng ký bảo hộ và thông báo bằng văn bản cho người nộp đơn;
b) Những đơn thuộc điểm a, b, c, d, đ khoản 1 Điều này, cơ quan bảo hộ giống cây trồng thực hiện theo quy định tại điểm b, c khoản 3 Điều 176 Luật Sở hữu trí tuệ.
c) Thời hạn ba mươi (30) ngày quy định tại điểm b khoản 3 Điều 176 Luật Sở hữu trí tuệ được xác định theo dấu bưu điện nơi nhận thông báo. Trường hợp dấu bưu điện mờ không đọc được, thời hạn này được xác định là bốn mươi lăm (45) ngày, kể từ ngày cơ quan bảo hộ giống cây trồng gửi thông báo.
....
Tải chi tiết văn bản tại đây.
Điều 39. Điều khoản chuyển tiếp
1. Các đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng nộp cho cơ quan bảo hộ giống cây trồng trước ngày Nghị định này có hiệu lực được xử lý theo các quy định của những văn bản pháp luật về bảo hộ giống cây trồng liên quan có hiệu lực tại thời điểm nộp đơn.
2. Những đơn đăng ký bảo hộ giống cây trồng nộp từ ngày Nghị định này có hiệu lực được áp dụng theo các quy định của Nghị định này.
Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 10 năm 2010 và được thay thế Nghị định số 104/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 6 năm 2006 của Chính phủ về việc quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về quyền đối với giống cây trồng.
Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.
Nơi nhận: |
TM. CHÍNH PHỦ |